Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ukraine liên tục tấn công nhà máy lọc dầu Nga, lực lượng Wagner nhận nhiệm vụ mới
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Sống chậm cuối tuần: Nhớ bữa cơm 'nhiều rau'
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát động chương trình Sức khỏe Việt Nam và kêu gọi mọi người “… giảm muối trong bữa ăn hằng ngày, ăn nhiều rau xanh…”.

Nhân ngày 8/3 này, chúng ta hãy cùng ngẫm lại những bữa cơm gia đình nhiều rau một thời.


1. Có thể nói trong suốt một chặng đường dài trước Đổi mới, nhiều người dân Việt Nam, nhất là ở nông thôn thường phải chịu cảnh thiếu thốn, thậm chí túng đói. Bữa cơm của đại đa số người dân Việt thời ấy thường không đủ no, trong khi đó lao động đồng áng vất vả cần nhiều năng lượng cho cơ bắp nên đã đói lại càng đói hơn. Tình trạng này khiến cho các bữa cơm gia đình của nông thôn Việt thuở xưa vừa thiếu về chất lẫn về lượng.


Người nông dân thuở xưa thường mỗi ngày ăn 2 bữa chính là bữa trưa và bữa tối. Có đủ cơm ba bát trong một bữa đã là biểu hiện của sự sung túc.


Bữa cơm rau muống với cà pháo



Nhiều nơi, sáng sớm dậy đi cày, ra đồng làm lụng, người ta chỉ đem theo mấy củ khoai lang luộc và một ấm nước chè xanh và cái điếu cày. Mải miết cày bừa từ sáng đến trưa ngồi trên bãi cỏ ăn củ khoai lang luộc và rít một hơi thuốc lào. Nằm dài trên bãi cỏ nghỉ ngơi rồi lại lăn vào công việc đồng áng.
Có người đi làm đồng, buổi trưa tạt về nhà xúc bát cơm nguội chan gáo nước mưa và ăn với quả cà là đã xong một bữa.


Bữa cơm xưa của người nông dân chủ yếu là lo sao cơm cho đủ. Thức ăn chỉ giản đơn là chút rau hái vội trong vườn, chút mắm hay bát tương, mấy quả cà… Thỉnh thoảng có được con cá hay nồi canh cua nấu với rau tập tàng hay còn gọi là rau láo nháo, thứ rau hoang mọc ngoài chân đê, bờ ruộng đủ loại trộn với nhau bỏ vào nồi canh cua đồng. Thế là thành một món rất dễ ăn mà có nhiều chất bổ.


Thịt cá, dầu mỡ thậm chí cả nước mắm xưa kia cũng là những thứ khan hiếm trong các bữa ăn gia đình của người nông dân. Gặp ngày giỗ Tết, người ta mổ lợn làm cỗ, phần mỡ lợn được rán lên lấy mỡ đổ vào cái liễn treo trong gác bếp để ăn dần quanh năm.


Mớ rau muống, rau lang xào trong chút mỡ cho tí muối mắm, đập nhánh tỏi, thế là xong một đĩa rau muống xào. Vì cơm chỉ có rau là chính nên người ta thường làm thêm đĩa muối ớt và vài nhánh rau thơm để đưa cơm.


Mâm cơm gia đình từ đầu thế kỷ 20. Ảnh tư liệu



2. Cơm gia đình quanh năm giản đơn có thế mà lạ thay sao nhiều bà con vẫn giữ được sức khỏe để lao động nặng nhọc? Hầu như thuở xưa không có gia đình nông dân nào có người mắc phải chứng béo phì hay bệnh gút. Trẻ em suy dinh dưỡng thì nhiều nhưng phần đông lớn lên đều khỏe mạnh.


Ta cũng cần xem lại cái cách ăn và quá trình thích ứng với khẩu phần đạm bạc trong bữa ăn xưa của người Việt để tìm ra cái cốt lõi tích cực trong dinh dưỡng của từng bữa ăn gia đình của nông thôn Việt thời bấy giờ.


Phải chăng hệ tiêu hóa của người Việt có một quá trình chọn lọc tự nhiên khiến có sự thích nghi cao độ với chế độ ăn nhiều rau, ít thịt? Phải chăng trong thành phần các loại thức ăn thủy sản, thức ăn chế biến theo lối lên men như tương cà dưa, mắm muối đã cung cấp các vi lượng tổng hợp và cần thiết cho cơ thể?


Ta có thể dễ dàng nhận thấy trải qua 100 năm đô hộ của thực dân Pháp, bên cạnh việc vơ vét tài nguyên, tàn phá môi trường tự nhiên của Việt Nam, người Pháp cũng đã đem vào Việt Nam nhiều chủng loại thực phẩm mới.


Những giống su hào, bắp cải, súp lơ, cà rốt, tỏi Tây… đầu tiên nhập vào Bắc bộ từ đầu thế kỷ trước đã nhanh chóng lan rộng ra khắp nơi. Cây rau trên ruộng đồng của người Việt ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Những loài rau mới nhập vào Việt Nam đã làm thay đổi hẳn về chất các bữa cơm thường nhật của người Việt.


Một đặc trưng trong thành phần bữa cơm của người Việt chính là ăn nhiều rau. Trong dân gian có câu “Đói ăn rau, đau uống thuốc”. Vì thiếu gạo nên người ta phải ăn nhiều rau để cho át cái đói. Cảm giác đói của dạ dày sẽ vơi đi khi người ta ních đầy một bụng rau trong các bữa cơm.


Người ốm do thiếu chất nên cần phải ăn thêm thịt để bồi bổ cho sức khỏe. Xưa, thịt là thức ăn xa xỉ, thường thiếu vắng trong các bữa cơm thường nhật của người Việt nên trong bữa ăn thường, thịt nếu có cũng không nhiều và nguồn đạm chủ yếu nằm trong các loại hạt củ như lạc, đỗ tương hay các thức ăn có nguồn gốc thủy sản như tôm tép, cá đồng, cua ốc, trong các loại mắm...


3. Nay nhìn lại cái tập quán ăn có từ muôn đời của người Việt, đối chiếu với các lời khuyên của bác sĩ dinh dưỡng của các nước tiên tiến giàu có thời hiện đại, ta thấy lối ăn cổ truyền của người Việt tự nhiên nó đã mang một giá trị thích ứng rất cao.


Lối ăn này rõ ràng có lợi cho sức khỏe và giúp tránh được nhiều căn bệnh về tim mạch hoặc những chứng do ăn dư thừa các chất đường, mỡ, thịt gây ra.


Từ vài chục năm trở lại đây, do đổi mới về kinh tế nên bữa cơm của người Việt đã đổi thay rất nhiều.



Thịt cá đã trở nên gần gũi, mật thiết trong đời sống. Người ta đã quen với tập quán uống sữa bò, sữa dê. Đã quen uống bia uống rượu trong mỗi bữa ăn. Ra chợ ta có thể tìm được tất cả các loại thức ăn từ bình thường đến cao cấp trên toàn thế giới đều có mặt trong các chợ lớn nhỏ và siêu thị.
Nhiều người do ăn uống quá thừa thãi đã bị mắc bệnh béo phì, bệnh gút và tim mạch, tiểu đường. Nhiều người ta đã quay về với lối ăn đạm bạc thời còn túng thiếu và một bộ phận không nhỏ đã chuyển sang ăn chay.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Không chịu trả sính lễ tiền tỷ sau khi bạn trai hủy hôn, cô dâu hụt bị tạm giữ (16-05-2024)
    Cửa hàng view núi Phú Sĩ xin lỗi vì khách 'sống ảo' (07-05-2024)
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)

Các bài viết cũ:
    “Tránh đừng đụng vào cây, mùa lá rụng!” (21-11-2018)
    Những mái nhà xưa (20-11-2018)
    Kính trọng, thương mến thầy cô giáo (19-11-2018)
    Về sự im lặng đau đớn của những ‘người tốt’ (17-11-2018)
    Ruộng đồng sót lại (14-11-2018)
    Ký ức xe thổ mộ (12-11-2018)
    Bài học từ tình yêu thiên nhiên của những đứa trẻ (11-11-2018)
    Một cái nhìn về tính tự giác của người Nhật Bản (10-11-2018)
    Những ô cửa sổ (07-11-2018)
    Cần lắm một cơ chế “xin từ chức” (06-11-2018)
    Vì sao cây xanh là tri kỷ của chúng ta? (30-10-2018)
    Rong chơi với tuổi già (30-10-2018)
    Lênh đênh trên đỉnh đại vực (28-10-2018)
    Khu vườn tuổi nhỏ (25-10-2018)
    Nhân chi sơ tính bản… gian (24-10-2018)
    DJ nữ: Thời thượng và cạm bẫy (23-10-2018)
    17 lời khuyên của thiền sư Kodo Sawaki (22-10-2018)
    Chuyện về cái chết của những con chó (20-10-2018)
    Ngày mai thần Chết gọi tên ai… (19-10-2018)
    Một mình thì không làm được gì… (19-10-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153197186.